Những thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam sau 10 năm, tuy là khoảng thời gian không ngắn nhưng đủ để một đứa trẻ bi bô tập nói lớn lên và đến trường, đủ để một cậu nhóc học sinh lon ton chạy nhảy thành một người trưởng thành ngồi văn phòng. Vậy 10 năm, trường học có lớn lên như những đứa trẻ, những cậu nhóc ấy không? Dĩ nhiên vòng tuần hoàn của thời gian và những biến đổi của cuộc sống không để giáo dục, trường lớp chỉ mãi đứng yên. Thập kỷ qua, thế hệ 9x, 10x đã chứng kiến được những đổi thay to lớn nào của nền giáo dục nước nhà?
Nội dung chính
Xa rồi năm tháng bố mẹ dắt tay con lên thành phố tìm lò luyện thi, tạm biệt kỳ thi tốt nghiệp và đại học
Chục năm trước, ký ức đi học của 9x và các 8x đời cuối hẳn sẽ chẳng thể nào quên được những kỳ thi khốc liệt diễn ra vào mùa hè hằng năm. Khi ấy, cứ lễ bế giảng xong, học sinh lớp 12 lại nối chân nhau trải qua 2 kỳ thi liền nhau là Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Kỳ thi tuyển sinh đại học. Hoài niệm về 1 thời rồng rắn nối đuôi nhau xếp hàng trước các cửa lò luyện thi xin ghi danh, rồi lớp học trăm người trong cái phòng nhỏ xíu, chật hẹp để ôn thi đại học dường như đã quá quen thuộc với lứa học sinh thế hệ trước.
Hay cứ đến mỗi kỳ thi, các bến xe lại vui như tết, các ông bố bà mẹ chưa bao giờ rời khỏi làng quê lại khăn gói, tay xách nách mang đưa con vào các thành phố lớn dự thi đại học. Thời ấy, xem cảnh cha mẹ mòn mỏi trông mong con trước cổng điểm thi ai mà không thương, không xót xa cơ chứ?
Cho đến năm 2015, một chương mới của việc thi cử được mở ra. Bộ GD&ĐT quyết định thay thế 2 kỳ thi rườm rà, được tổ chức sát nhau thành 1 kỳ thi chung mang tên Kỳ thi THPT Quốc gia. Vây là thay vì chạy đôn đáo với đủ thứ áp lực cho 2 kỳ thi kề nhau thì bắt đầu từ năm này, gánh nặng thi cử của học sinh như được nhẹ đi. Kỳ thi được tổ chức với 2 mục tiêu chính là công nhận tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Năm 2017, một sự thay đổi lớn nữa được diễn ra, đó là thay vì thi kết hợp Tự luận và Trắc nghiệm trong 8 bài thi, năm này, đề thi đi theo hướng chỉ sử dụng câu hỏi Trắc nghiệm (ngoại trừ Ngữ văn) và chỉ còn 4 bài thi, trong đó các phân môn Lý – Hóa – Sinh được xếp trong tổ hợp bài Khoa học tự nhiên, Sử – Địa – GDCD thuộc tổ hợp bài Khoa học xã hội.
Đến nay, Những thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam sau 10 năm với lứa học sinh đầu tiên tham dự kỳ thi này, cũng là những công dân mở đầu Gen Z đã hoàn thành chương trình đại học và bắt đầu xuất hiện trên thị trường việc làm. Còn Kỳ thi THPT Quốc gia vẫn cho thấy được mặt tích cực và lợi ích của mình, mỗi năm đều có sự cải tiến để trở nên hoàn thiện hơn. Kỳ thi giúp mỗi học sinh không còn mải chạy theo các lò luyện thi “nóng” như lò lửa, không phải khiến bố mẹ lo âu, tốn tiền tốn bạc cho con vào thành phố cách nhà trăm cây số để dự thi nữa.
Cũng chính vì những thay đổi trong hệ thống thi cử mà việc tuyển sinh đại học cũng có nhiều cú lột xác. Thay vì chỉ trông chờ vào kết quả của kỳ thi chung, thì nay các trường đại học được chủ động hơn trong công tác xét tuyển đầu vào. Có nhiều những phương án tuyển sinh được đưa ra như dựa vào kết quả học bạ, xét kết hợp hay thậm chí nhiều trường cũng bắt đầu tổ chức các kỳ thi riêng nhằm đảm bảo chuẩn đầu vào.
Học sinh chuyển từ thế “bị động” sang “chủ động” trong lớp, kỹ năng tự học được đề cao
Những sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, những ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 đã làm xoay chuyển hoàn toàn thế giới. Nhiều nền tảng kiến thức xưa cũ vốn từng được cho là đúng đã trở nên lỗi thời, loạt những tri thức mới lại được cập nhật liên tục. Cứ mỗi ngày mới, trên mạng internet lại xuất hiện hàng loạt những phát hiện hay ho sau những thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam sau 10 năm
Điều này đã tạo ra những thay đổi trong cách tiếp nhận kiến thức của học trò, Trước đây, khi sách giáo khoa, lời thầy cô giảng là thứ duy nhất mà học trò có thể khai mở được các vấn đề xảy ra trong cuộc sống thì nay với lượng kiến thức mới dày đặc, việc chỉ tiếp thu bằng cách trên sẽ nhanh chóng khiến người học trở nên tụt hậu. Do vậy, việc tự học dường như trở thành một kỹ năng bắt buộc của lứa học sinh 9x, 10x sau này.
Không còn ép buộc học sinh trong các khuôn mẫu giáo án xưa cũ, thầy cô ngày nay đã chú trọng nhiều hơn vào các bài tập để học sinh tự khám phá, tự trải nghiệm, tự đúc kết kiến thức. Việc thảo luận, tranh biện, tương tác hai chiều giữa thầy và trò không còn lạ lẫm nữa. Nhiều nơi còn cho người học tự nghiên cứu, viết luận, làm dự án thực tế để thay thế cho việc giải các bài tập trên giấy.
Từ “thợ dạy” thành “mentor”, thay đổi cách dạy với phấn trắng bảng đen truyền thống
Quãng thời gian trước, khi còn đi học, hẳn nhiều người vẫn còn quen thuộc cảm giác ngồi dưới lớp răm rắp nghe lời thầy cô giảng, chỉ khi nào thầy cô hỏi thì học sinh mới phát biểu. Kiểu lớp học 1 chiều này trong 10 năm qua đã có những thay đổi rõ rệt.
Giờ đây, thầy cô không giữ mình ở vị trí trung tâm của lớp học để học sinh dựa dẫm vào quá nhiều. Với sự phát triển vượt bậc của internet, học trò ngày nay được tiếp xúc với nhiều nguồn học liệu phong phú, thầy cô cũng vì thế phải tự học cách cập nhật kiến thức mới mỗi ngày. Điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể mà mình biết, mình nắm vững, không còn hoàn toàn gắn với bảng đen, phấn trắng, không còn cầm tay chỉ việc nữa mà phải trau dồi cho học sinh các kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ liệu thành kiến thức của mình.
Thầy cô ngày nay hiếm ai mà không thông thạo máy vi tính, các phần mềm trình chiếu, cách sử dụng internet. Bởi học sinh đã chán ngấy việc nhìn lên bảng chi chít chữ mỗi ngày và thường bị hấp dẫn bởi bài giảng có video, hình ảnh, âm thanh sống động. Việc dạy học của thập kỷ này đã chuyển giao không gian lớp học từ môi trường giao tiếp 1 chiều – chỉ có thầy nói thành 2 chiều – nơi mà cả thầy và trò cùng tương tác trực tiếp với nhau.
Thâp kỷ này, vì sự phát triển của mạng xã hội mà ta cũng dễ dàng bắt gặp những khoảnh khắc selfie, nhắng nhít của cả thầy và trò ở lớp, điều mà thế hệ học sinh trước đây chưa bao giờ có. Điều này cho thấy, những rào chắn, vách ngăn vô hình tạo khoảng cách giữa quan hệ giáo viên – học sinh tồn tại trong suốt nhiều năm qua dần được gỡ bỏ.
Không còn ngồi ở lớp mới là đi học, học online đã thành xu hướng mới
Cũng là câu chuyện về sự phát triển vượt bậc của công nghệ khi một môi trường giao tiếp mới của con người được hình thành – môi trường ảo. Hai người cách nhau 1 vòng Trái đất nhưng vẫn có thể trò chuyện, nhìn thấy nhau qua màn hình, những người ở Việt Nam dễ dàng nắm bắt tình hình ở một đất nước xa xôi như Mỹ chỉ trong tích tắc. Vậy, những điều trên ảnh hưởng gì tới trường học?
Thậm chí nhiều là đằng khác! Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, những biện pháp đảm bảo an toàn đã được đề ra, trong đó có việc nhiều địa phương cho phép học sinh – sinh viên tạm dừng việc học tập trung tại trường. Thay vào đó, hình thức học trực tuyến được áp dụng để giúp học sinh không quên kiến thức bài vở trong thời gian nghỉ quá dài.
Từ bỡ ngỡ, chập choạng ban đầu, việc học online bỗng chốc trở nên quen thuộc, không chỉ với người học mà còn cả với giáo viên, những người trực tiếp đứng trước camera thu hình bài giảng. Biến thách thức thành cơ hội để thay đổi thói quen học tập với sự hỗ trợ của công nghệ, đây chính là một bước tiến lớn mà ngành giáo dục đạt được trong thập kỷ nhiều biến động này.
Cũng trong thập kỷ này mà khái niệm “du học từ xa” phổ biến hơn bao giờ hết. Ngồi một chỗ, tìm một khóa học từ các trường đại học lớn trên thế giới, vài thao tác, vài cú click là bạn đã có thể du học mà chẳng cần chi việc lên máy bay. Bạn chỉ cần tìm cho mình một góc yên tĩnh, có mạng ổn định, thế là bạn đã kết nối được với các lớp học mà mình mong muốn tham gia. Xu hướng học từ xa này hẳn sẽ còn phát triển hơn trong tương lai khi mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vẫn chưa dừng lại.
Qua rồi thời cầm sổ liên lạc về khoe bố mẹ
Ngày trước, như định kỳ mà mỗi năm phụ huynh và giáo viên chỉ có thể trao đổi gặp mặt nhau vào đầu và cuối mỗi học kỳ. Do vậy mà dường như cha mẹ ít nắm bắt được tình hình của con cái trên lớp, ngược lại, thầy cô cũng khó kiểm soát được việc tự học ở nhà của học sinh. Còn trong suốt năm học, thứ duy nhất duy trì việc giao tiếp và thông tin việc học của học trò chỉ qua sổ liên lạc viết tay. Quyển sổ này cũng chỉ lâu lâu mới về tay phụ huynh một lần, có thể là 1 tuần, 1 tháng thậm chí cả năm học.
Thế nhưng, những năm trở lại đây, câu chuyện này đã khác. Mạng xã hội không còn là thứ đặc hữu chỉ có giới trẻ mới biết sử dụng. Bố mẹ hay thậm chí ông bà của chúng ta vẫn “ngon ơ” cầm smartphone lướt lên lướt xuống, thành thạo việc đăng ảnh, comment, thả cảm xúc, nhắn tin hay video call trên mạng xã hội.
Do vậy, thời đại này không khó để giáo viên thông báo tình hình học tập, rèn luyện nề nếp của học trò, chỉ cần một tin nhắn đến Zalo, một cuộc gọi trên Messenger là có thể giải quyết tất cả mà lại còn nhanh chóng. Thê nên, việc con trên lớp ra sao, bài vở thế nào đều dễ dàng nắm bắt hơn trước.
Một thay đổi to lớn nữa, đó là những quyển sổ liên lạc truyền thống dần dần được thay thế bằng sổ liên lạc điện tử mà chỉ cần có internet, phụ huynh có thể tra ngay điểm chác con mình thế nào. Không những thế, điểm thi cử, điểm kiểm tra còn trực tiếp báo về tin nhắn điện thoại khi giáo viên cập nhật trên hệ thống chứ không cần đợi mãi đến hết học kỳ. Có lẽ ở nhiều nơi, sổ liên lạc viết tay đang bị “khai tử”, nếu còn sử dụng thì chỉ mang tính hình thức chứ không hẳn giữ vai trò “liên lạc” như trước. Điều này cho thấy sức mạnh của công nghệ vào cuộc sống con người trong thập kỷ này.
10 năm qua đánh dấu những bước chuyển mình to lớn của trường học, của thế hệ học sinh 9x, 10x. Đó cũng là Những thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam sau 10 năm mang tính tất yếu để giáo dục hòa mình vào dòng chảy của thời đại mà phù hợp hơn với hiện tại và tương lai. Tóm lại, những thay đổi của trường học đều hướng tới việc tạo ra những con người đủ bản lĩnh để trở thành công dân toàn cầu, đủ tự tin làm chủ cuộc sống của chính mình và đủ sức đứng vững trước những biến đổi không ngừng của thời đại.
Nguồn Kenh14