Tăng lương để giáo viên toàn tâm, toàn ý dạy học

Bạn bè trong giới giáo viên chia sẻ khá nhiều những kỷ niệm tốt đẹp về tân bộ trưởng ngành giáo dục, chân dung ông cũng toát lên vẻ thiện cảm và tin tưởng. Điều này là khởi đầu thuận lợi vì ấn tượng ban đầu rất quan trọng.

Là giáo viên, tôi mạnh dạn chia sẻ mấy nút thắt của giáo dục với bộ trưởng.

Tăng lương cho giáo viên

Tăng lương để giáo viên toàn tâm, toàn ý dạy học, chăm lo cho giáo viên

Tôi mong bộ trưởng tăng lương để giáo viên toàn tâm, toàn ý dạy học.

Lương giáo viên vẫn loay hoay so sánh với lao động phổ thông thì bảo sao đa số thầy, cô phải dạy thêm, làm thêm việc khác để đủ chi phí cho cuộc sống tối thiểu.

Ngoài ra, tăng lương giáo viên có thể giúp thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm thay vì điểm chuẩn thấp như hiện nay.

Tôi cũng mong bộ trưởng thực sự coi mỗi giáo viên là một nhà giáo dục đích thực.

Bộ cần xóa bỏ, đơn giản nhất các thứ đang tiêu tốn nhiều thời gian, năng lượng của giáo viên như thi giáo viên giỏi, hội diễn, chứng chỉ, sổ sách, giáo án. Những thứ này mới nhìn tưởng giúp nâng cao chất lượng giáo dục nhưng thực chất tạo nên những thầy cô “đồng phục”.

Ai làm bố mẹ đều hiểu việc nuôi dạy mỗi đứa con trong gia đình cần phương pháp khác nhau, đằng này mỗi lớp học mấy chục học sinh. Bạn thích nhẹ nhàng, bạn cần áp lực, bạn tự giác học, bạn chưa …. Điều này cần thầy cô thực sự có thời gian, tâm huyết để tìm gia giải pháp phù hợp cho các con.

Nếu coi thầy, cô như những công chức, chỉ cần thực hiện tròn vai những gạch đầu dòng đáp ứng yêu cầu nâng hạng, nâng lương, chúng ta sẽ được những sản phẩm là học sinh “đồng phục”, triệt tiêu cá tính, sự sáng tạo và óc phản biện vốn rất cần thiết trong cuộc đời mỗi người.

Ngoài ra, bộ trưởng cần có biện pháp để loại bỏ tâm lý chung coi giáo dục đại học khó hơn giáo dục phổ thông, dạy cấp 3 khó hơn cấp 1, dễ nhất là dạy trẻ mầm non.

Thực chất, mỗi cấp học có một đặc thù riêng biệt và đều vất vả. Các thầy cô đều cần được đối xử, trả lương công bằng và xứng đáng như nhau.

Khi nền tảng giáo dục mầm non, phổ thông tốt giống như cái cây có bộ rễ được vun trồng cẩn thận sẽ khỏe mạnh, tốt tươi, cho trái ngọt ở bậc đại học.

Đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm cần điều chỉnh theo hướng giảm tính hàn lâm phục vụ nghiên cứu sang tăng thêm thời gian thực hành, thực tế cho sinh viên.

Việc đào tạo hiện nay chưa giúp sinh viên hình dung thực tế công tác chủ nhiệm, giảng dạy một lớp 40-50 học sinh to lớn, lộc ngộc hơn thầy cô phức tạp thế nào.

Chỉ 2-3 tháng thực tập cuối năm, giáo viên đa số cưỡi ngựa xem hoa, ra trường rất bỡ ngỡ và phải mất một vài năm đầu mới dần quen với thực tế công việc trong nhà trường.

Xây dựng văn hóa đọc

Xây dựng văn hóa đọc trong trường

Tôi cũng mong xây dựng văn hóa đọc sách trong nhà trường, bắt đầu từ bộ trưởng và các thầy cô. Hàng tuần, trường cần có tiết đọc sách, thư viện hoạt động thực chất. Từ đó, học sinh cũng dần hình thành thói quen và yêu thích đọc sách.

Đây là nền tảng quan trọng hình thành con người tự chủ, độc lập về tư duy. Từ đó, không chỉ chất lượng giáo dục mà cả đạo đức, lối sống của học sinh cũng được cải thiện rõ rệt.

Xét cho cùng, bộ trưởng sẽ bận rộn với rất nhiều việc, những thay đổi chính sách đến được các trường và mỗi gia đình sẽ còn khá lâu.

Cách nhanh nhất là mỗi bố mẹ dành thời gian rèn nhân cách, thói quen tốt cho con từ nhỏ. Giáo dục gia đình là gốc rễ, còn nhà trường thực ra chỉ là một phần thôi. Mỗi thầy cô chúng ta tâm huyết, chủ động làm hết khả năng của mình, không chờ đợi.

Những điều này kết hợp với những thay đổi chính sách nếu có mới tạo nên hiệu ứng cộng hưởng giúp giáo dục thực sự cất cánh.

Theo: ZingNews

Theo dõi
Thông báo về
guest

3 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thảo
Thảo
3 năm trước

Mỗi thầy cô là một tấm gương, một nỗ lực của thầy cô là cả một thế hệ mấy chục người nhận được cái tâm huyết và đạo đức. Không có gì khó khi bắt đầu từ một đứa trẻ. Một tờ giấy trắng được thầy cô vẽ đúng về đạo đức và nhân cách từ lúc chập chững biết đi.
Mầm non là nền tảng. Cái nền có vững chắc thì lên các cấp học khác các em sẽ dễ dàng tiếp thu cái mới từ cái đã có ban đầu.

Nguyễn Thị Giang
Nguyễn Thị Giang
3 năm trước

Thay đổi cách quản lí, cách kiểm tra đánh giá. Đánh giá phải công tâm lấy chất lượng học sinh làm đầu. Tạo điều kiện để gv phát triển chuyên môn. Lương gv hiện nay chỉ thua công an và quân đội trong lúc đất nước bộn bề khó khăn, chúng tôi không đòi hỏi nhiều chỉ mong được thực tôn trọng và đánh giad công bằng. Nếu tăng lương mà đánh giá không công bằng tạo chỗ hở cho kẻ tham chạy vào nghề sư phạm vì thu nhập chứ không vì yêu nghề. Lúc đó các cấp quản lí vì tiền lấy cớ thanh lọc, thay cũ lấy mới… Không phải vì chất lượng giáo dục mà vì đưa người mới vào được một khoản thu nhập. Điều này gây oan khuất cho gv yêu nghề thẳng thắn nhưng không thoát khỏi quy trình gày bẫy trù dập….

Hân
Hân
3 năm trước

Ngày này chờ biết bao nhiệm kỳ rồi

HotlineChat zalo
/*Giá biến thể woo*/