Thời gian vừa qua, cả thế giới đã phải bàng hoàng trước những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội mà đại dịch còn gây ra xáo trộn rất lớn cho ngành giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục bậc đại học nói riêng. Trước tình cảnh đó, vấn đề khẩn thiết đặt ra cho các trường, chính là “Làm thế nào để triển khai dạy học trực tuyến một cách hiệu quả?”.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, phương án giảng dạy trực tuyến (online) thay thế cho trực tiếp tại lớp (offline) đã được nhiều trường triển khai trong tình cảnh còn chưa đáp ứng tốt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chương trình phần mềm ứng dụng, nội dung đào tạo theo hình thức trực tuyến, kỹ năng tin học cần thiết và đặc biệt tâm thế của cả người dạy và người học…
Từ những khó khăn và thách thức nói trên, các cơ sở giáo dục đào tạo nhất thiết phải làm tốt những vấn đề quan trọng sau đây để có thể triển khai dạy và học trực tuyến hiệu quả cũng như Kinh nghiệm triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả:
Nội dung chính
Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin thống nhất
Trong đào tạo trực tuyến, hoạt động dạy và học được thực hiện thông qua các công cụ công nghệ thông tin (CNTT). Bên cạnh đó, hạ tầng CNTT (mạng internet, băng thông, chi phí…) cũng đóng vai trò rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới tiến độ và chất lượng học tập.
Do đó, đảm bảo hạ tầng CNTT, cụ thể là đảm bảo hạ tầng máy chủ, mạng Internet, tốc độ, đường truyền, băng thông và hệ thống các phần mềm đáp ứng khả năng truy cập, lưu trữ các nguồn tài nguyên học tập, các dữ liệu phục vụ giảng dạy và học tập đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Để thực hiện được yêu cầu này, cơ sở đào tạo cần quản lý việc sử dụng có hiệu quả hạ tầng CNTT. Thứ nhất, thực hiện bảo mật, bảo trì, bảo quản hệ thống các thiết bị phần cứng, phần mềm để việc sử dụng ổn định, an toàn, hiệu quả. Thứ hai, đồng thời nghiên cứu, phát triển, cập nhật công nghệ mới đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông qua những biện pháp cụ thể như: tổ chức giám sát thường xuyên việc sử dụng hạ tầng CNTT; xây dựng đội ngũ cán bộ quản trị và phát triển phần mềm có trình độ chuyên nghiệp để nghiên cứu, phát triển nâng cấp hệ thống; định kỳ tổ chức đánh giá việc khai thác, sử dụng hệ thống thiết bị phần cứng, phần mềm để kịp thời có giải pháp sử dụng hiệu quả hơn, phù hợp với sự phát triển của CNTT; và duy trì nguồn kinh phí hợp lý để bảo trì, đầu tư nâng cấp chất lượng hệ thống.
Xem thêm: Giải pháp xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến Smart E-learning
Từ đó, các cơ sở đào tạo giáo dục có thể sử dụng một nền tảng đào tạo trực tuyến thống nhất, bộ phận quản lý chất lượng đào tạo của từng đơn vị cũng kiểm soát được chất lượng giảng dạy của giảng viên cũng như theo dõi quá trình học tập của sinh viên, kịp thời điều chỉnh và cải tiến chất lượng giáo dục. Đó cũng là một trong những Kinh nghiệm triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả.
Đảm bảo nguồn học liệu đa dạng, đáp ứng chất lượng chuyên môn và kỹ thuật
Các cơ sở đào tạo cần quản lý việc thiết kế, triển khai xây dựng nội dung học liệu; quản lý công việc thẩm định, xét duyệt; quản lý việc khai thác và vận hành hệ thống học liệu; quản lý việc rà soát, chỉnh sửa, cập nhật định kỳ và thường xuyên học liệu điện tử của toàn bộ các môn học.
Việc quản lý thông qua những biện pháp như: ban hành các văn bản quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng học liệu điện tử; tổ chức tập huấn về xây dựng, cập nhật học liệu điện tử cho giảng viên và cho các cán bộ thiết kế học liệu, các cán bộ kỹ thuật…
Trong nhiều trường hợp, nội dung bài học không nên quá trừu tượng, phức tạp, đặc biệt là nội dung liên quan tới thực hành mà CNTT không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả.
Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng
Khác với phương pháp giảng dạy truyền thống, giảng dạy trực tuyến đòi hỏi giảng viên phải có một số kỹ năng phù hợp với phương pháp này, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng, tích hợp CNTT trong xây dựng, thiết kế bài giảng, chương trình và giảng dạy cũng như kỹ năng tương tác với người học thông qua các thiết bị CNTT.
Theo đó, các cơ sở đào tạo cần rà soát hiện trạng đội ngũ giảng viên về cơ cấu, số lượng và năng lực giảng viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn… Thực hiện đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua ban hành các hướng dẫn chất lượng khi giảng dạy online, lấy ý kiến của người học cũng như thông qua hoạt động của các phòng, ban chức năng trong cơ sở đào tạo. Đảm bảo môi trường lớp học có đủ các phương tiện làm việc và công cụ tương tác qua mạng với người học. Đồng thời, có chế độ thù lao cho giảng viên tương xứng với yêu cầu làm việc đòi hỏi chuyên môn cao, kỹ năng tốt và khả năng sáng tạo.
Ví dụ, khi bắt đầu một bài học mới, giảng viên cần nêu chỉ dẫn hoạt động, phương pháp học tập theo mục tiêu và nội dung giúp định hướng thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đồng thời, tham gia hỗ trợ các hoạt động học tập của người học và có những phản hồi tích cực để tăng cường tính chủ động, tương tác của người học. Giảng viên với vai trò là người hướng dẫn quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, định hướng người học chủ động thực hiện các thao tác học tập để hình thành năng lực như thực hành, ứng dụng, và thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của người học. Trong giảng dạy trực tuyến, thông qua các điểm số hoạt động của người học ở từng chương, kết quả làm bài tập, giảng viên sẽ theo dõi được hiệu quả hoạt động dạy học và kịp thời cải thiện nội dung giảng dạy để đạt được mục tiêu của bài học.
Yêu cầu sự chủ động và trang bị kỹ năng CNTT cho người học
Với cách học trực tuyến, do người học không trực tiếp lên lớp mà tự học là chủ yếu nên chất lượng đào tạo phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự học của người học. Nói cách khác, với phương pháp này, đòi hỏi người học phải có sự chủ động rất cao trong việc nghiên cứu tài liệu, tương tác với giáo viên cũng như tương tác với những người học khác để tiếp nhận kiến thức.
Bên cạnh đó, do đặc thù việc học chủ yếu thông qua các công cụ CNTT để tiếp cận kiến thức nên người học phải có trình độ nhất định về CNTT, đặc biệt là kỹ năng trong việc sử dụng máy tính và khai thác nguồn tài liệu số trên mạng, tăng cường trách nhiệm, sự chủ động để đảm bảo khai thác được tối đa những tiện ích mà CNTT mang lại cho quá trình học tập.
Bên cạnh những tồn tại chủ quan và khách quan về nền tảng CNTT, việc thích nghi của người dạy, người học, đào tạo trực tuyến thể hiện được ưu điểm như tính đồng bộ, linh hoạt, chủ động định hướng, tùy biến học tập, tương tác và hợp tác hay dễ dàng tiếp cận đến người học. Trên tinh thần cải tiến mạnh mẽ, rút kinh nghiệm sâu sắc và đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cao trong điều kiện của từng cơ sở đào tạo, việc tổ chức giảng dạy trực tuyến chắc chắn sẽ ngày một hiệu quả hơn. Trực tuyến bổ trợ cho giảng dạy trực tiếp, kết hợp cùng nhau trong phương thức đào tạo “blended learning”. Đây cũng chính là xu hướng chung của giáo dục toàn cầu.