Kiến nghị gấp về xếp lương giáo viên theo Thông tư mới

Sau một thời gian chờ đợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chùm Thông 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên có hiệu lực từ 20/3/2021.

Từ khi ban hành đến khi có hiệu lực, kể cả sau khi ban hành công văn hướng dẫn các địa phương đã không thể thực hiện việc bổ nhiệm, xếp lương nhà giáo theo Thông tư mới có rất nhiều bất cập, bất hợp lý gây khó cho các cơ sở giáo dục hay các địa phương trong quá trình thực hiện bổ nhiệm và xếp lương theo Thông tư mới. Nhưng hiện nay việc chuyển xếp hạng giáo viên mà các địa phương đang làm kiểu tự phát và làm mỗi nơi một kiểu theo cách hiểu của lãnh đạo.

Điều đó dẫn đến việc không công bằng đối với giáo viên, vì sẽ có người được chuyển lương cao, có người lại bị hạ lương như:

Ví dụ cô giáo A. hiện đang làm tổ trưởng chuyên môn, mọi nhiệm vụ đang làm đều đáp ứng yêu cầu chỉ riêng chưa làm giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi nên không được xét trụ hạng II.

Có giáo viên là chủ tịch công đoàn nhà trường là Phó ban thi đua của hội đồng khoa học nhà trường nhưng hiệu trưởng nói rằng không chủ trì sinh hoạt chuyên môn vì thông tư có quy định “chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn/chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn…” nên không được xét trụ hạng.

Có hiệu trưởng lại hiểu quy định b trong điều 4 (hạng II): chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn/chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn;… chỉ đơn giản là giáo viên dạy minh họa chuyên đề sẽ trình bày chuyên đề mình đảm nhận trước tổ chuyên môn, sau khi thực nghiệm sẽ rút ra những ưu và tồn tại để rút kinh nghiệm cho việc triển khai những chuyên đề lần sau.

Bởi thế, giáo viên nào cũng có thể chủ trì các nội dung bồi dưỡng chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn mà không nhất thiết đó phải là tổ trưởng.

Đó chỉ là một trong số các trường hợp mà mỗi nơi có cách hiểu khác nhau dẫn đến bất công, bất hợp lý và gây khó cho các địa phương.”

Tại công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD về việc triển khai thực hiện mã số, TCCDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các CSGD mầm non, phổ thông công lập tại mục 2. Một số lưu ý cụ thể đã có quy định: “a) Việc bổ nhiệm vào các hạng CDNN giáo viên ở từng cơ sở giáo dục phải đúng người đúng việc, bảo đảm đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn CDNN ở từng hạng…”

Tuy nhiên công văn này lại không hướng dẫn cụ thể các nội dung, cách chuyển xếp lương theo các Thông tư mới mà lại giao cho các địa phương thực hiện phương án và gửi về Bộ điều này dẫn đến việc các địa phương mỗi nơi hiểu khác nhau và vận dụng khác nhau.

Đồng quan điểm người viết kính mong Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Thông tư mới thống nhất cả nước, tránh kiểu chuyển xếp lương tùy tiện, mỗi nơi một kiểu, gây thiệt thòi và bức xúc trong giáo viên, gây khó cho các địa phương.

Trong Thông tư mới thì có nhiều vấn đề đã được cụ thể hóa, tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, người viết xin được gửi 6 kiến nghị rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, hạng giáo viên nào cần phải đáp ứng 100% tiêu chuẩn?

Công văn 971 đã yêu cầu giáo viên được bổ nhiệm hạng nào phải đảm bảo các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp của hạng đó.

Như vậy chúng tôi hiểu rằng giáo viên phải đảm bảo 100% tiêu chuẩn của hạng chức danh nào thì mới được bổ nhiệm của hạng chức danh đó.

Ví dụ như một giáo viên hạng II của tiểu học cũ nếu muốn bổ nhiệm hạng II mới phải đạt 100% tiêu chuẩn của giáo viên hạng II gồm 6 tiêu chuẩn giáo viên hạng III và 4 tiêu chuẩn nhiệm vụ giáo viên hạng II; tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp cao hơn giáo viên hạng III (điều này cũng rất khó định lượng); đạt 2 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; đạt 9 tiêu chuẩn về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Như vậy để được bổ nhiệm giáo viên hạng II mới giáo viên tiểu học phải đạt đến 22 tiêu chuẩn, chưa kể tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không định lượng được cụ thể, nên rất khó.

Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cụ thể quy định này, ví dụ người có thành tích cao như bằng khen cấp tỉnh, bằng khen của Thủ tướng, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bộ,… thì được cộng điểm ưu tiên.

Thứ hai, quy định cụ thể việc xếp hạng đạo đức nhà giáo

Mang đạo đức nhà giáo ra xếp hạng, nhà giáo hạng III có đạo đức thấp hơn nhà giáo hạng I, II rõ ràng làm cho nhà giáo bị tổn thương, phụ huynh, học sinh làm gì dám cho con học với nhà giáo có đạo đức thấp.

Ở các Thông tư xếp hạng giảng viên về tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo chỉ quy định 1 tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cả các hạng, ở bậc mầm non đến phổ thông lại chia hạng “đạo đức” nhà giáo là điều không nên.

Mong Bộ ban hành một tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo chung cho giáo viên.

Thứ ba, hướng dẫn cụ thể việc “xuống hạng”

Trong các Thông tư có quy định về việc giáo viên các hạng I, II khi chưa đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của giáo viên các hạng I, II có thể phải chuyển “xuống hạng”, “tụt hạng” xuống hạng III, việc chuyển xếp hạng, thăng hạng được thực hiện theo Thông tư 02/2007/TT-BNV nhưng việc thực hiện chuyển “xuống hạng”, “tụt hạng” không có bất kỳ văn bản nào để thực hiện, do đó không thể bổ nhiệm giáo viên “xuống hạng”.

Thứ tư, nên hướng dẫn cụ thể việc chuyển xếp lương mới

Việc chuyển xếp lương theo Thông tư mới, có cả chuyển ngạch, chuyển hạng, thăng hạng, xuống hạng nhưng các văn bản về chuyển xếp lương chưa rõ ràng, chưa có hướng dẫn cụ thể, mơ hồ khiến các địa phương hoang mang, ví dụ như các trường hợp có hệ số lương 3,0 đến 3,99 khi chuyển sang hệ số lương mới 4,0 được thực hiện như thế nào?

Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể điều này, vì nếu giáo viên hạng II cũ có hệ số lương 3,33 (công tác đủ 9 năm) nếu chuyển sang hạng II mới sẽ là 4,0 là không công bằng đối với giáo viên có hệ số lương 3,99 chuyển sang hệ số lương 4,0.

Thứ năm, khi không hoàn thành nhiệm vụ hạng đang giữ thì có bị “xuống hạng”?

Trong trường hợp giáo viên được bổ nhiệm các hạng I, II sau đó thực hiện không tốt nhiệm vụ của hạng đang giữ thì có bị “xuống hạng” không?

Không thể có việc được bổ nhiệm hạng cao sao đó làm việc kiểu đối phó, làm cho có vẫn được hưởng mức lương cao do không có quy định về “xuống hạng”, kể cả bị kỷ luật,…

Thứ sáu, giáo viên có bằng đại học từ năm 2012 trở về sau chưa được chuyển xếp lương, nay lại quá thiệt thòi

Những giáo viên đã đủ chuẩn trình độ, chuẩn thực hiện nhiệm vụ, chuẩn năng lực chuyên môn,… đã tốt nghiệp đại học từ 2012 đến nay vẫn còn hàng ngàn người đang hưởng lương trung cấp, cao đẳng đã rất thiệt thòi, sắp tới bổ nhiệm lương mới lại tiếp tục thiệt thòi.

Ví dụ một giáo viên dạy ở trung học cơ sở 20 năm có hệ số lương 3,96, có bằng đại học 2012 nhưng chưa được chuyển xếp lương, nay theo quy định thì giáo viên này sẽ được chuyển xếp lương hạng III mới có hệ số lương 3,99. Phải đợi đến 9 năm sau thì giáo viên này mới có cơ hội lên hạng II mới.

Trong khi đó, một giáo viên ra trường 2011 khi đi dạy được xếp lương đại học, hiện nay có hệ số lương 3,33 thì nay được chuyển xếp lương sang hạng II mới có hệ số lương 4,0, cao hơn giáo viên đã dạy 20 năm.

Trên đây là 6 kiến nghị gấp rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể, thống nhất cả nước để các địa phương tiến hành bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới thống nhất, đồng bộ cả nước, tránh kiểu bổ nhiệm tùy tiện, mỗi nơi một kiểu như hiện nay.

Nguồn Báo Giáo dục Việt Nam

Theo dõi
Thông báo về
guest

7 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
N Thúy
N Thúy
3 năm trước

Bài viết rất đúng. Rất mong bộ giáo dục xem xét lại.

Cao Quốc Cường
Cao Quốc Cường
3 năm trước

Tôi tốt nghiệp CĐSP Toán năm 1993, được tuyển dụng là giáo viên THCS dạy Toán từ năm 1993, đến năm 2000 tôi đi học đại học tại chức, năm 2002 tốt nghiệp và có bằng Đại học ngành Toán -Tin ứng dụng do trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội cấp, về trường dạy môn Toán là chính và được hưởng lương đại học từ năm 2002; Đến năm 2020 tôi thi thăng hạng và được công nhận GVTHCS hạng I, được hưởng lương GVTHCS hạng I từ tháng 12/2020 đến nay. Nhưng bây giờ xếp hạng theo thông tư 03 tội bị xếp là GVTHCS hạng III vì bị thiếu CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM; Đây thực sự là bất cập của thông tư 03 đối với tôi, vì tôi đã tốt nghiệp CĐSP, đã đi dạy gần 30 năm, đã là GV Giỏi cấp tỉnh, CSTĐ cấp tỉnh, là GV THCS hạng I, mà đến nay lại bị coi là thiếu CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM. Đề nghị bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh lại thông tư 03 cho phù hợp; Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin của cá nhân (nếu cần) theo đại chỉ: Cao Quốc Cường – GV trường THCS Lũng Hòa-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc; SĐT: 0982172094; 

Thang
Thang
2 năm trước

tại sao những GV cấp 2 sở GD chuyển xuống cấp 1 dạy môn MT, ÂN,… hay làm TPT nhưng cũng đã bồi dưỡng rồi nhưng khi xét lại không được chuyển lên hạng 2 . Họ bảo là không đúng chuyên môn vậy giấy bồi dưỡng Sở GD cấp đó dạy gần cả 10 năm là giấy gì. như vậy là rất bất cập

Nản
Nản
8 tháng trước

Tôi là gvthpt hạng III hệ số 3,66 về tiểu học 2019 ko chuyển cho tôi theo thông tư 21 là gvth hạng II cũ để tới khi áp dụng thông tư 02 nói tôi hạng III nên chỉ chuyển sang ngang là GV tiểu học hạng III vẫn là 3,66 còn GV tiểu học hạng II cũ 3.33, 3,66, 3,99 đều lên 4.0. Tôi phải chờ thêm 9 năm đại học nữa mới chuyển sang hạng II mới trong khi đó tôi đã hưởng lương đại học 13 năm. Thiệt là bất hợp lý và ko công bằng.

Mum
Mum
7 tháng trước

Toàn tỉnh Long An tôi tới nay chưa ai dc hưởng lương hạng 2 mới.

Lam Nguyen
Lam Nguyen
6 tháng trước

Không biết Bộ có quan tâm không, tôi cũng ở vào vị trí thiệt thòi bị xuống hạng dù qđ bổ nhiệm là gv thcs hạng II. Tôi hợp đồng dài hạn từ năm 2012, mãi đến 2017 mới được tuyển dụng viên chức. Thời điểm đó ko tổ chức thi tuyển vì có tin là bỏ viên chức để không ỷ lại. Khi đi thi thì có tuyển dụng hạng 2 và hạng 3, tôi đại học và đã đi dạy 5 năm rồi nên thi hạng 2. Khi đậu thì bổ nhiệm hạng 2, năm 2018 và 2019 tổ chức thi thăng hạng rầm rộ, tất cả gv hạng 3 đủ điều kiện đều dự thi. Riêng tôi thì ko thi được vì quyết định tuyển dụng hạng 2 thì thi thăng hạng gì nữa. Cứ như vậy, cải cách tiền lương, thông tư mới về bảo bổ nhiệm sai, tôi phải xuống hạng 3, dù điều kiện tôi đủ, nhưng tính từ 2017 thì ko đủ 9 năm. Mà khi đọc dự thảo thì thấy đề cập là đối với gv đã hợp đồng từ trước thì căn cứ thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Hỏi kế toán thì bảo ko được, vả lại chưa dự thi thăng hạng? Lúc tổ chức thi thì đang ở hạng 2 ko cho thi, bây giờ thì ko tổ chức thi thăng hạng? Rồi lại còn % hạng II. Giờ cải cách ko thấy có lợi gì, chỉ buồn thêm. Rối trí và buông xuôi…

Trần Thống
Trần Thống
6 tháng trước

Theo ý kiến nhiều giáo viên việc chuyển hệ số lương từ 3,0 đến 3,99 hạng 2 cũ sang 4,0 hạng 2 mới là quá thiệt thòi cho giáo viên vì hệ số chênh lệch quá lớn như rất nhiều bài báo đã phân tích . Mong bộ nội vụ và bộ giáo dục xem xét.

HotlineChat zalo
/*Giá biến thể woo*/