Điều kiện thi, xét thăng hạng đối với giáo viên mầm non, phổ thông

Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng và kiểm tra, sát hạch theo quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Thông tư quy định giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng; được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định…

Trường hợp đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo Khoản 6 và 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì xác định đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký thăng hạng.

Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng và kiểm tra, sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học. Giáo viên hạng II dự xét thăng hạng lên giáo viên hạng I được tham dự kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm theo thang điểm quy định.

[Đề nghị cân nhắc tổ chức lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh giáo viên]

Việc kiểm tra, sát hạch được thực hiện bằng hình thức làm bài trắc nghiệm hoặc phỏng vấn. Đối với hình thức làm bài trắc nghiệm, thời gian thực hiện là 60 phút; đối với hình thức phỏng vấn, thời gian không quá 15 phút/người.

Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II được thực hiện thông qua xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.

Người được xác định trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải có đủ đủ hồ sơ kèm theo các minh chứng theo quy định. Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I, điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm và điểm kiểm tra, sát hạch phải đạt từ 15 điểm trở lên. Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm.

Trường hợp số lượng hồ sơ xét thăng hạng đáp ứng yêu cầu nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao, đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I: lấy điểm kiểm tra, sát hạch từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.

Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, sử dụng quy định về nhiệm vụ của hạng II để làm căn cứ xét thăng hạng, lấy điểm chấm minh chứng về các nhiệm vụ của hạng II mà giáo viên hạng III đã thực hiện trong 6 năm liền kề trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét theo thứ tự từ cao đến thấp.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2022./.

Theo Vietnamplus

Theo dõi
Thông báo về
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
HotlineChat zalo
/*Giá biến thể woo*/