Ngày 9/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học công lập, các trường cao đẳng sư phạm công lập, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nội dung công văn nêu rõ: “Thực hiện nhiệm vụ được giao về soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dự thảo “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập” (sau đây gọi tắt là Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung).
Để bảo đảm tính khả thi, đồng thời sớm ban hành văn bản đúng tiến độ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng tải Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung trên website của Bộ để các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan góp ý nhằm tiếp tục hoàn thiện văn bản
Xin được phép nêu một số điểm mới về dự thảo “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập”.
Mỗi giảng viên có thể sẽ chỉ còn duy nhất 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giảng viên
Tại Điều 1, 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:
Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên các hạng (I,II,III), dự thảo thông tư mới không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như trước đây.
Thay vào đó, dự thảo thông tư cho phép cả 3 hạng sẽ cùng chung điều kiện “có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên” cho cả trường cao đẳng sư phạm và trường đại học công lập.
Điểm mới này phù hợp với quy định tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Bên cạnh đó, điểm này cũng phù hợp với tình hình hiện nay đáp ứng mong mỏi của giảng viên các cấp không còn phải mỗi hạng phải có chức danh nghề nghiệp viên chức như hiện nay.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trước đây được xem áp dụng như chứng chỉ mới của Nghị định 89
Tại Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp của dự thảo đang xây dựng theo hướng: “Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm hoặc viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
Viên chức có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 thì được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm hoặc viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định.”
Đây là 2 điểm mới rất được đáng được hoan nghênh, hợp tình, hợp lý.
Viên chức ở trường cao đẳng sư phạm và đại học công lập đã được bổ nhiệm trước đây được xem là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức.
Và nội dung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức của giảng viên cao đẳng sư phạm, đại học công lập trước đây được xem như đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là điểm mới của dự thảo vô cùng hợp lý, nếu được thông qua thì giảng viên đã có chứng chỉ chức danh trước đây sẽ không phải học lại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo Nghị định 89 mới.
Ba điểm mới của dự thảo này vô cùng hợp lý, được giảng viên cả nước đồng tình hoan nghênh, hy vọng 3 điểm mới của dự thảo này cũng sẽ được quy định trong các Thông tư mới áp dụng cho giáo viên ở các bậc mầm non, phổ thông.
Gần đây, những chính sách mới, dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khá cụ thể, rõ ràng phù hợp với những quy định của Chính phủ và đáp ứng mong mỏi của giáo viên, giảng viên các cấp cho thấy tinh thần cầu thị, có trách nhiệm đối với những chính sách liên quan đến giáo dục, nhà giáo cả nước.
Toàn văn Dự thảo Thông tư: (Nguồn Bộ Giáo dục & Đào tạo)