10 đại học hàng đầu Châu Á

Trong tháng 11/2-21, tổ chức QS ng bố danh sách đại học hàng đầu Châu Á năm 2022. Đại học Quốc gia Singapore bốn năm liên tiếp giữ vị trí số một.

Thành lập năm 1980, Đại học Quốc gia Singapore (Singapore) là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu tại quốc gia này và luôn lọt vào danh sách những trường tốt nhất châu Á. Trường cũng thường được nêu tên trong danh sách đại học trẻ của thế giới. Với 17 khoa đào tạo và 3 cơ sở trực thuộc, Đại học Quốc gia Singapore cung cấp phương pháp tiếp cận toàn cầu về giáo dục, nghiên cứu và khởi nghiệp, tập trung vào quan điểm và chuyên môn của người châu Á. Trường được xếp hạng 1 trong danh sách đại học châu Á 2022 với điểm đánh giá 100. Đây cũng là trường duy nhất trong top 10 đạt điểm tuyệt đối.

Đại học Quốc gia Singapore

Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đạt 99,5 điểm và giữ vị trí số 2 trong xếp hạng lần này. So với năm 2021, trường tăng 5 bậc, được đánh giá điểm tối đa ở tỷ lệ sinh viên trao đổi nước ngoài, danh tiếng học thuật và danh tiếng với nhà tuyển dụng. Thành lập năm 1898, đây là trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc, được đánh giá cao về chất lượng đào tạo và nét đẹp kiến trúc truyền thống. Cùng Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh luôn là mục tiêu hàng đầu của các sĩ tử tại Trung Quốc.

Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc)

Đại học ng nghệ Nanyang (Singapore) giữ nguyên vị trí số 3, được đánh giá tổng điểm 98,7. Trong đó, bốn tiêu chí trường được chấm điểm tối đa bao gồm: Số lượng giảng viên quốc tế, tỷ lệ trích dẫn bài báo, tỷ lệ sinh viên trao đổi trong nước và tỷ lệ sinh viên trao đổi nước ngoài. Ngôi trường 40 năm tuổi này thường được gọi tên trong các xếp hạng đại học châu Á và thế giới, được đánh giá là trẻ, phát triển nhanh. Ngoài ra, trường luôn được xướng tên trong top 15 đại học đẹp nhất thế giới.

Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore)

Đồng hạng 3 là Đại học Hong Kong (Trung Quốc). Thành lập năm 1911, ngôi trường này nổi tiếng về chất lượng học tập, các chương trình nghiên cứu hàng đầu thế giới, kết nối toàn cầu và tác động xã hội. Trường có khoảng 30.000 sinh viên, trong đó, 4.200 sinh viên quốc tế đến từ 104 quốc gia khác nhau. Nhờ số lượng sinh viên quốc tế đông, tiêu chí tỷ lệ sinh viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên trao đổi nước ngoài của trường được chấm điểm tối đa.

Đại học Hong Kong (Trung Quốc)

Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tụt ba hạng, chỉ xếp vị trí thứ 5 trong danh sách lần này. Tuy nhiên, phần danh tiếng học thuật và danh tiếng với nhà tuyển dụng của trường vẫn được QS đánh giá cao với điểm tối đa. Thành lập năm 1911, Đại học Thanh Hoa là ngôi trường danh tiếng, uy tín và có tầm ảnh hưởng bậc nhất tại Trung Quốc. Trường luôn góp mặt trong các xếp hạng đại học hàng đầu khu vực và thế giới. Vừa qua, Thanh Hoa được QS xếp hạng 17 trong danh sách đại học thế giới 2022.

Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc)

Đạt 97,8 điểm đánh giá, Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) xếp vị trí thứ 6 trong danh sách lần này. So với năm 2021, thứ hạng và điểm đánh giá của trường có xu hướng giảm nhẹ. Thành lập năm 1897, Đại học Chiết Giang là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu và lâu đời tại Trung Quốc. Với một số thế mạnh trong nghiên cứu, chuyển giao ng nghệ và hợp tác quốc tế, Đại học Chiết Giang được nêu tên và đánh giá cao trong nhiều bảng xếp hạng.

Đại học Chiết Giang (Trung Quốc)

Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) tụt một bậc và chỉ xếp vị trí số 7 trong danh sách do QS bình chọn. Thành lập năm 1905, Đại học Phúc Đán cung cấp hơn 70 chương trình về nghệ thuật, nhân văn và khoa học cho hơn 30.000 sinh viên, 15% trong số đó là sinh viên quốc tế. Trường được QS xếp hạng 31 trong danh sách đại học thế giới 2022 và đứng thứ 16 trong xếp hạng đại học thế giới theo môn học.

Đại học Phúc Đán (Trung Quốc)

Đại học Malaya (Malaysia) được thành lập năm 1949, là trường đại học đầu tiên tại quốc gia này. Lần này, trường xếp hạng 8 với tổng điểm 94,9. Dù thứ hạng không cao, tiêu chí mạng lưới nghiên cứu quốc tế của trường lại được đánh giá 100 điểm. Trong top 10, chỉ có hai trường được đánh giá điểm tối đa ở phần này là Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Malaya.

Đại học Malaya (Malaysia)

Vài năm gần đây, Đại học Khoa học và ng nghệ Hong Kong (Trung Quốc) liên tục giảm bậc trong xếp hạng đại học châu Á của QS. Năm nay, trường xếp vị trí thứ 9 với 94,2 điểm đánh giá. Thành lập năm 1991, Đại học Khoa học và ng nghệ Hong Kong, hay còn gọi là HKUST, là trường nghiên cứu quốc tế dành riêng cho giáo dục và nghiên cứu tiên tiến, đặc biệt là về Khoa học, ng nghệ, Kỹ thuật, Quản lý và Nghiên cứu kinh doanh.

Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc)

Xếp vị trí số 10 với 93,9 điểm là Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc). Đây là một trong những cơ sở giáo dục đại học có lịch sử lâu đời và danh tiếng ở Trung Quốc, đồng thời là trường đại học trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Trường có 67 chương trình đào tạo thuộc 9 nhóm ngành: Kinh tế, Luật, Văn học, Khoa học, Kỹ thuật, Nông nghiệp, Y học, Quản lý và Nghệ thuật. Hiện, Đại học Giao thông Thượng Hải đang dẫn đầu Trung Quốc về số lượng dự án quốc gia và quỹ tài trợ nghiên cứu.

Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc)

Theo Zingnews

Theo dõi
Thông báo về
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
/*Giá biến thể woo*/